Những đứa trẻ thiếu sự tự tin thường sẽ né tránh việc tiếp nhận những cái mới hay chấp nhận thử thách, chỉ vì chúng sợ thất bại của chúng sẽ khiến người khác cảm thấy thất vọng.
Sự thiếu tự tin có thể khiến cho những đứa trẻ bị kìm hãm trong cuộc sống và cả con đường sự nghiệp sau này. Chính vì vậy, trách nhiệm của cha mẹ là cho con cái sự khuyến khích và ủng hộ, để cho những đứa trẻ có thể vượt qua được những thử thách khó khăn mà chúng gặp phải.
Dưới đây là 8 phương pháp dạy trẻ để các bậc làm cha mẹ có thể giúp con mình trở nên tự tin hơn do trường mầm non song ngữ Papakidz Preschool chia sẻ đến các bố mẹ.
Mục lục ẩn
- 1) Thừa nhận sự nỗ lực của con kể cả khi con thất bại
- 2) Khuyến khích sự tò mò của trẻ
- 3) Không phê bình cách thể hiện của trẻ
- 4) Để trẻ tự tìm ra vấn đề
- 5) Xử lý sai lầm để làm nền tảng cho sự học hỏi
- 6) Sẵn sàng cho con đón nhận những trải nghiệm mới
- 7) Luôn bên cạnh con
- 8) Khen ngợi khi trẻ thích học hỏi
Thừa nhận sự nỗ lực của con kể cả khi con thất bại
Trong sự phát triển của trẻ, quá trình luôn quan trọng hơn đích đến. Chuyên gia cho rằng, kể cả khi những đứa trẻ giành chiến thắng hay bị loại trong các cuộc thi đấu, hãy cứ khích lệ chúng. Từ đó, chúng sẽ luôn cố gắng thử sức mà không cảm thấy ngượng ngùng. Trong suốt quãng đường dài, việc liên tục cố gắng sẽ xây dựng được nhiều sự tự tin hơn là chỉ cố gắng trong chốc lát.Khuyến khích sự tò mò của trẻ
Đôi khi những câu hỏi vô hạn của trẻ có thể khiến cha mẹ rất mệt mỏi, nhưng điều này lại cần được khuyến khích. Những trẻ được cha mẹ khuyến khích đặt câu hỏi luôn có nhiều lợi thế hơn, vì chúng được luyện tập cách suy nghĩ đặt câu hỏi đúng để tìm câu trả lời cho chính mình.Không phê bình cách thể hiện của trẻ
Không có điều gì khiến trẻ nản lòng hơn việc bị nhận sự phê bình dù đã hết sức nỗ lực. Nên cho trẻ những lời khuyên và phương pháp hữu ích thay vì bảo chúng rằng chúng đang làm quá tệ. Nếu như những đứa trẻ luôn sợ hãi việc thất bại sẽ làm cha mẹ nổi giận hay thất vọng thì chúng sẽ chẳng bao giờ dám thử sức làm việc gì nữa.Để trẻ tự tìm ra vấn đề
Nếu các bậc cha mẹ luôn làm tất cả mọi thứ cho con thì chúng sẽ không thể phát huy năng lực cũng như tự tin chỉ ra vấn đề mình đang mắc phải. Việc bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ con cái không những ngăn cản sự tự tin mà còn hạn chế bản năng tự lực cánh sinh của trẻ. Nói cách khác, khi con trẻ nhận được vài điểm B hay C có khi tốt hơn việc chúng liên tục nhận điểm A, miễn là chúng có thể thật sự học được phương pháp tốt để giải quyết vấn đề.Xử lý sai lầm để làm nền tảng cho sự học hỏi
Học hỏi từ sai lầm là cách để xây dựng sự tự tin. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi cha mẹ xem lỗi lầm là cơ hội để con lớn lên và phát triển. Đừng quá bảo bọc con mình. Hãy cho phép chúng gây rối và sau đó giúp chúng hiểu cách làm tốt hơn trong lần sau. Nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng, phương pháp này giúp cha mẹ dạy trẻ không sợ hãi khi đối diện với sai lầm của mình.Sẵn sàng cho con đón nhận những trải nghiệm mới
Đi leo núi cùng con, cho con tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng, cho con 1 ngày làm phục vụ bàn, đi nhặt rác gần nhà,… Tất cả những trải nghiệm mới mẻ đó là nền tảng để con vượt qua những điều hơn trong cuộc sống sau này.Luôn bên cạnh con
Trong mắt những đứa trẻ thì bố mẹ chúng là những người hùng và suy nghĩ này sẽ kéo dài đến khi chúng trở thành những thiếu niên. Cha mẹ hãy sử dụng thế mạnh này để dạy cho con nên suy nghĩ, hành động như thế nào. Hãy là tấm gương, hình mẫu lý tưởng để con cái có thể học hỏi theo. Nếu con bạn có thể quan sát cách bạn hoàn thành một công việc, chúng sẽ tự tin hơn khi thực hiện lại những điều đó.Khen ngợi khi trẻ thích học hỏi
Những đứa trẻ luôn quan sát cách cha mẹ chúng phản ứng với mọi chuyện như thế nào. Do đó, nếu cha mẹ thật sự phấn khích khi con trẻ bắt đầu học bơi hay học thêm một ngoại ngữ khác, chúng cũng sẽ thêm kích thích để thực hiện những điều này. Nhà tâm lý học Pickhardt khuyên rằng, học hỏi là quá trình khó khăn nhưng khi đã hoàn thành sẽ tạo ra sự tự tin để học hỏi nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ nên cảm thấy thoải mái với sự sẵn sàng phát triển này của con.By Minh Anh