Viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện điều trị mỗi năm. Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị viêm phổi mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
trường mầm non song ngữ Papakidz Preschool sẽ hướng dẫn cho mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi, giúp trẻ mau hồi phục và tránh những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Bài viết dưới đây Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
Có 3 nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ là vi rút, vi khuẩn, nấm (hay ký sinh trùng).- Vi rút: thường là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, virus cúm, á cúm. Các chủng vi rút gây bệnh hô hấp thường phát triển mạnh khi giao mùa.
- Vi khuẩn: có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi, trong đó chủ yếu là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia) xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Ký sinh trùng, nấm: thường là nấm Candida albicans gây tưa miệng, có thể gây viêm phế quản phổi.
Các yếu tố môi trường nay tình trạng thể chất cũng góp phần gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
- Khói thuốc lá, khói bụi và khói của các phương tiện đi lại.
- Các điều kiện về kinh tế – xã hội không thuận lợi như: tiện nghi sống, nguồn nước, nhà vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu…
- Ô nhiễm không khí trong nhà, môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh,
- Gia đình có người mắc bệnh lao.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đúng cách: trẻ không được bú mẹ đầy đủ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, kẽm…, không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
- Do thể trạng trẻ: trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải …
- Do điều kiện tự nhiên: giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Những triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ thường phức tạp và đa dạng, hơn nữa, trẻ nhỏ thường không biết diễn đạt hoặc không thể diễn đạt chính xác tình trạng của mình nên cha mẹ sẽ khó phát hiện ra các triệu chứng viêm phổi ở trẻ. Một số biểu hiện điển hình của bệnh:- Giai đoạn sớm: trẻ có thể chỉ có sốt nhẹ, chảy nước mắt và nước mũi, ho húng hắng, thở khò khè, kém ăn, bỏ bú, quấy khóc…
- Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng từ giai đoạn đầu có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ngủ li bì, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
- Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
- Trẻ 2 – 11 tháng tuổi, nhịp thở trên 50 lần/phút.
- Trẻ 12 – 60 tháng tuổi, nhịp thở trên 40 lần/phút.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Khi bị viêm phổi, trẻ sẽ cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với một số căn bệnh thông thường khác. Trước hết, cha mẹ cần hiểu ho là phản xạ tốt để tống đẩy chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở nên không được sốt sắng khi trẻ lên cơn ho, tránh việc tạo tâm lý không tốt cho trẻ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp cũng không nhất thiết phải nằm viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bắt buộc phải đưa trẻ đi khám để xác định được nguyên nhân gây bệnh và chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dù trẻ có nằm viện hay điều trị tại nhà thì cha mẹ vẫn phải lưu ý trong việc chăm sóc trẻ như sau:Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm
Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp phổi giãn nở tốt hơn, làm cho đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể vỗ lưng cho trẻ tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Thao tác khá đơn giản, gập bàn tay của mẹ ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ, vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.Hạ sốt cho trẻ
Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ, mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm tích cực chủ yếu tại các vùng nách và bẹn của trẻ đồng thời cởi bỏ bớt quần áo, chăn mền, cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, uống nhiều nước để tránh cho cơ thể trẻ bị mất nước. Trong trường hợp trẻ không muốn chườm ấm tích cực, có thể cho bé ngồi vào tròn chậu nước ấm để hạ dần thân nhiệt cho bé. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Những thuốc hạ sốt hay được kê đơn cho bé nhiều nhất thường là paracetamon dạng gói, siro hoặc viên nhét hậu môn.Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ khoảng 4-5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi trẻ ăn hoặc ngủ.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm sẽ giúp đờm loãng hơn và trẻ dễ chịu hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn để giúp bé dễ tiêu và không bỏ bữa.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng nhưng thoáng đãng và sạch sẽ.
- Dùng khăn giấy loại dùng 1 lần để vệ sinh mũi cho bé, tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có thể gây nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
- Cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, kê gối cao hơn thông thường một chút cho bé thoải mái.
- Không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì vi khuẩn trong khoang miệng của người lớn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nguy hiểm cho bé.
- Khi trẻ bị nôn trớ, nên vỗ nhẹ lưng trẻ để hỗ trợ trẻ tống xuát các chất lạ ra khỏi đường thở.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ
Nguyên tắc chung của cách phòng tránh bệnh viêm phổi cho trẻ là tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh. Cha mẹ cần lưu ý:- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan.
- Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời chỉ từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.
- Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.
- Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
- Rửa sạch tay cho trẻ trước và sau khi ăn, sau đi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các đồ vật.
- Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, phế cầu, cúm…
- Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở…
- Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt.
- Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
- Khi trẻ có các dấu hiệu sớm của bệnh, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
By Minh Anh