Nhờ tự học chúng ta mới có thể chủ động học, chủ động làm những điều mình muốn mà trường học không thể dạy được. Và sách là một trong ba “báu vật” bên ngoài mà chúng ta có thể học được rất nhiều điều về cuộc sống.
Các bậc vĩ nhân xưa nay đều đọc rất nhiều sách và việc rèn con thói quen đọc sách từ nhỏ là điều tuyệt vời mà ba mẹ có thể trao cho con.
Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng chịu ngồi im đọc sách, thậm chí đối với chúng đọc sách là điều gì đó rất cực hình. Ba mẹ thử áp dụng bí quyết sau để rèn con thói quen đọc sách ngay từ còn nhỏ.
Bước 1: Tạo ra không gian đọc sách
Nhà bạn đã có tủ sách hay chưa? Tủ sách lớn hơn hay “tủ lạnh” lớn hơn? Tủ sách nhà bạn có những cuốn sách nào? Và chúng ta không thể nào khuyên bảo con đọc sách là tốt trong khi chính mình cũng không có thói quen đọc sách. Vì vậy bước đầu tiên là tạo ra không gian đọc sách ở nhà, như là tủ sách gia đình, tủ sách đầu giường, bàn học của con, hãy lựa chọn những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi của con và cùng con rèn luyện thói quen đọc sách.Bước 2: Khơi gợi niềm yêu thích đọc sách
Trẻ chỉ quan tâm và tìm hiểu những điều mà chúng thích, ba mẹ hãy bắt đầu từ những cuốn sách chứa đựng điều mà con hứng thú. Đặc biệt đối với những trẻ không thích đọc sách. Và hãy sử dụng tuyệt chiêu này. Vào lần đầu tiên bạn hãy “thách” con đọc được 20 trang sách mỗi ngày. Dù con đồng ý hay không, ngay sau đó ba mẹ hãy đổi ý “rèn” con đọc chỉ 6 trang sách mỗi ngày vào một khung giờ cố định. Tâm lý của trẻ tự nhiên sẽ cảm thấy việc đọc sách trở nên dễ dàng chỉ với 6 trang mỗi ngày cho điều chúng yêu thích thay vì 20 trang. Hãy ngồi đọc cùng con và trao đổi với con về điều mà chúng học được sau khi đọc được 1 chương nào trong sách và duy trì thói quen này trong một thời gian. Trao đổi giúp con tăng khả năng QUAN SÁT + PHÂN TÍCH + ĐÚC KẾT sau khi đọc xong 1 chương hay 1 cuốn sách. Đây là khả năng rất quan trọng cho việc tự học.Bước 3: Nguyên tắc A= A+1
Sau 1 đến 2 tuần, bạn hãy tăng độ khó bằng cách “rèn” con đọc 7 trang sách mỗi ngày. Và tất nhiên trẻ sẽ không cảm thấy khó khăn gì trong việc đọc thêm 1 trang sách mỗi ngày. Sau một thời gian bạn lại tăng thêm 1 trang sách và quan sát sự đón nhận độ khó của trẻ. Lúc này có thể thay đổi loại sách khác cho trẻ đọc thay vì đọc những điều chúng thích. Việc này đòi hỏi người lớn phải kiên trì trong việc theo dõi liên tục trong 3 tuần đầu tiên. Vì 21 ngày liên tục sẽ giúp trẻ làm quen với một thói quen mới. Chúng ta không quên đặt câu hỏi và hết lòng lắng nghe những điều con đã học được sau mỗi cuốn sách nhé! Cách này giúp con cảm thấy mình có giá trị khi được chia sẻ điều mình biết với người khác và dần yêu thích việc đọc sách hơn. Tăng độ khó theo thời gian cho đến khi con có thể đọc được hơn 10 trang sách mỗi ngày mà khiến con không nhận ra là nó quá sức với mình, như vậy là thành công. Sau một thời gian đủ lâu bạn hãy thả lỏng và để con tự quyết định về số lượng đọc mỗi ngày của mình.Sau đây là gợi ý việc đọc sách theo lứa tuổi:
1-3 tuổi: Chơi với sách, nhìn màu sắc hình ảnh trong sách… nhằm trẻ thích và quen với sách. 3-6 tuổi: Cha mẹ kể chuyện (đọc sách) cổ tích, anh hùng, loài vật… nhằm hướng thiện cho trẻ 6-12 tuổi: Trẻ tập đọc truyện tranh, truyện chữ to với nội dung cổ tích, câu chuyện gương vĩ nhân, danh nhân thế giới để con kết nối với những hạt giống thiện lành. Và đọc nhiều các thể loại sách về thiên nhiên, khoa học, trinh thám để tăng tư duy logic và kiến thức. 12-18 tuổi: Truyện chữ, truyện kinh điển, bài học lịch sử (tạo giá trị sống, tư duy chiều sâu) Cổ học tinh hoa, Sử ký tư mã thiên, Thuật xử thế người xưa… tạo giá trị sống (bản lĩnh), tư duy chiều sâu. Trên 18 tuổi: Biết cách TỰ HỌC từ nhiều nguồn: Tâm lý, con người, gia đình, rèn nhân cách, đạo lý…By Minh Anh