Nhiều phụ huynh luôn than phiền việc con nhút nhát, ở nhà thì huyên thuyên như sáo, đi học thì không nói, hỏi gì cũng cúi gầm mắt hay dương mắt nhìn, gặp người là là sợ, không thích…
Nhút nhát là ưu điểm hay nhược điểm tùy vào cách ta nuôi dạy đứa trẻ và nhìn nhận đứa trẻ. Có những trẻ xây dựng nội tâm mạnh mẽ – chỉ là ít nói, nhưng luôn nói đúng và thẳng vào mấu chốt của vấn đề. Tức trẻ không có vấn đề gì về nhận thức, tiếp thu hay thếu hiểu. Bản tính trẻ là người hướng nội thì sẽ trầm ổn, ít nói. Nhưng nếu trẻ nhận vô số lời chỉ trích từ việc này sẽ làm trẻ trở nên tự ti và thành ra chúng ta hay cha mẹ dán mác “nhút nhát” cho con.
Như vậy lý do nào làm cho trẻ trở nên nhút nhát hay em bé sinh ra là đã nhút nhát như thế? Hãy cùng xem nguyên nhân trẻ nhút nhát do trường mầm non song ngữ Papakidz Preschool để cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh “nhút nhát” này!
Yếu tố di truyền
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, di truyền là yếu tố tiền, nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, cha mẹ có tính cách hướng nội, không giỏi trong giao tiếp… có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này qua yếu tố di truyền. Hiểu được điều này, cha mẹ nên kịp thời giúp đỡ cho con ngay từ sớm, tránh gây trở ngại cho quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ, hay hình thành thói quen nhút nhát của trẻ.Môi trường sống hạn hẹp, ít tiếp xúc với thế giời bên ngoài
Môi trường sống hạn hẹp, nhiều âm thanh tiếng ồn, thiếu sự trải nghiệm thưc tế để giao tiếp, chơi đùa… khiến trẻ hình thành tính cách nhút nhát, cô độc, chỉ thích chơi một mình. Đặc biệt trẻ với tính cách hướng nội sẽ càng có chiều hướng co lại hơn. Có một thực tế là nhiều phụ huynh đã lạm dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy dỗ trẻ như: cho trẻ ngồi hàng giờ trước máy vi tính, chơi các game màu sắc trên điện thoại, làm hạn chế sự giao lưu tương tác của trẻ với thế giới bên ngoài. Hoặc cha mẹ quá mải mê làm kinh tế, không có thời gian để trò chuyện, chia sẻ cùng con, điều này cũng tạo lên tính cách nhút nhát cho trẻ.Sự dọa nạt có ảnh hưởng xấu đến trẻ
Khi trẻ gào khóc, cha mẹ thường dung “ con cọp”, “ông ba bị”… để dọa nạt trẻ. Hay khi trẻ muốn tự mình ra ngoài chơi, cha mẹ thường dọa “ ngoài đường có ông ba bị bắt cóc con đấy…” Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, dần dần trẻ chơ nên sợ hãi các nhân vật vô hình và mất đi sự mạnh dạn.Bị ảnh hưởng từ cha mẹ
Cha mẹ là tấm gương đầu tiên để trẻ “soi mình” vào trong đó. Vậy nên, nếu cha mẹ có những biểu hiện tự ti, với những tư tưởng giáo dục khép mình lại với xã hội thì tự nhiên trẻ sẽ hình thành tính cách nhút nhát, không dám đương đầu, đấu tranh cho bản thân.Cha mẹ quá yêu chiều – bao bọc
Cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc cha mẹ chăm lo, bao bọc quá kỹ là điều dễ thấy. Trong cuộc sống cũng như trong học tập, cha mẹ đều lo cho trẻ từng chút một. Sự bảo vệ này khiến cho trẻ không có cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình, hình thành tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống, trẻ trở lên nhút nhát, sỡ hãi với mọi việc.Cha mẹ hay trách mắng trẻ
Hiện nay, việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái đã vô tình tạo cho trẻ cũng như bản thân các bậc phụ huynh một áp lực rất lớn. Điều này dẫn đến thái độ cáu gắt, mắng mỏ, thậm chí đánh trẻ khi thấy con làm trái ý bố mẹ. Trước thái độ tiêu cực của bố mẹ, trẻ luôn phải sống trong lo lắng, sợ làm sai vì thế thiếu chủ động và nhiệt tình trong mọi hoạt động. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con trước mặt người lạ, luôn cố tình chê con mình với mục đích cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm này chưa thật đúng đắn. Đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy tự ti khi chưa bằng người khác, và cha mẹ chúng dường như chưa hài long về chúng.Kinh nghiệm của bản thân trẻ
Những trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống. Ngược lại, những trẻ được đánh giá cao bởi mọi người, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy vui vẻ, muốn khẳng định mình hơn, cảm thấy tự hào và tự tin hơn. Vì vậy, khi trẻ tràn đầy tự tin muốn thể hiện bản thân trước mặt cha mẹ, hãy dành cho con những lời khen và lời động viên tốt nhất. Cho nên rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát. Khi thấy con có nét tính cách này cha mẹ không nên phàn nàn, vì phàn nàn chỉ thể hiện bố mẹ đang “tố cáo” trẻ kém cỏi so với bạn bè. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân cũng như biểu hiện nhút nhát của trẻ để kịp thời có những biện pháp khắc phục giúp trẻ tự tin hơn trong học tập và cuộc sống.By Minh Anh